Trang đăng nhập Trang đăng ký
0935.162.803 (HLV Bùi Văn Hiếu)
Đăng nhập Đăng ký
Xem cờ bằng:
Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên Tiên hòa Quảng Đông Lữ Khâm
Tên giải: Cúp Ngũ Dương lần thứ 14
Ngày chơi: 22-12-1993 - Thể loại: Cờ tiêu chuẩn
Đăng bởi: Bùi Văn Hiếu - Ngày đăng: 22-03-2012

Phần bình luận chuyên gia:

Tự chiến bình: Hứa Ngân Xuyên

Lược dịch: TroiOi

Đồng môn đấu nhau, khó phân thắng bại

 Đánh xong giải cúp Vị Cực Vương, giải giữa các quán quân toàn quốc Ngũ Dương Bôi lần thứ 14 đúng hẹn vang lên tiếng cồng khai mạc. Được tham gia đánh giải cúp Ngũ Dương phải nói luôn là câu chuyện đẹp nhất trong giấc mơ của vô số kỳ thủ hằng đêm! Bạn có biết tại sao không? Bởi vì giải cúp Ngũ Dương này ngay từ lần đầu tiên đã đề ra 1 điều quy định: Chỉ có quán quân giải cá nhân toàn quốc mới có tư cách tham gia cúp Ngũ Dương. Cũng vì thế, giải cúp Ngũ Dương lần đầu tiên mở màn (năm 1980), chỉ có ba người đủ tư cách tham gia là Dương Quan Lân, Hồ Vinh Hoa và Liễu Đại Hoa (do quán quân năm 1958 là Lý Nghĩa Đình đã sớm phong đao quải kiếm quy ẩn giang hồ). Mãi cho đến lần thứ 9, số người tham gia mới lên đến 7 người (lão tướng Dương Quan Lân đã rút lui từ sau giải lần 5). Còn nhớ những lần giải Ngũ Dương Bôi trước, tôi lúc nào cũng lặng lẽ theo dõi trên khán đài như một tín đồ Hồi giáo vô cùng ngoan đạo đối diện với Muhammad thần thánh vậy. Thật vậy đó, tôi vô cùng ngưỡng mộ những người đang ngồi trong nhà thi đấu hoành xe nhảy mã. Vậy mà giờ đây, tôi cũng sắp được lên đài, ngồi so tài cùng với những người như vậy. Chuyện này quả thật đã làm tim tôi đập rộn rã a! Tôi tham gia thi đấu mà lòng nơm nớp âu lo, trong đầu chỉ toàn nghĩ đến chuyện làm sao đánh cho đúng phong độ, ra sức học tập tinh túy kỳ nghệ của các vị tiền bối trên kỳ đàn. Giải được tổ chức ở nhà thi đấu trung tâm công viên văn hóa tại Quảng Châu có sức chứa đến vài ngàn người. Sau khi rút thăm, vòng đầu tôi và đại sư huynh Lữ Khâm không hẹn mà gặp.

1. P2-5 M8.7 
2. M2.3 X9-8 
3. X1-2 M2.3
 
Bên Hậu chọn khuất đầu Bình Phong Mã ứng chiến đã trở nên phổ biến trong mấy năm gần đây. Vì sao số người chọn ...Chốt 7 tiến 1 ở nước thứ 3 lại ít đi như vậy? Nguyên nhân chỉ là do tiếp theo bên Tiên đi X2.6 rồi nhảy M8.7 hình thành trận Trung Pháo trực hoành xa. Trong suốt những năm gần đây, thực tiễn cho thấy, dùng trận này tiến công Bình Phong Mã thắng nhiều mà thua ít, lúc nào cũng có thể xông lên tấn công, không được thì cũng rút lui an toàn. Còn hiện tại, nếu bên Tiên vẫn cố X2.6 thì sao? Bên Hậu tất nhiên không đi ... C7.1 về đường cũ mà có thể đi ... P8-9 đổi xe. Nếu như Tiên đổi Xe thì cuộc cờ đơn giản hóa, hiệu suất nước tiên không cao, còn nếu X2-3 thì ...P9/1. Bên Tiên tuy là lời hơn 1 chốt nhưng lại dẫn đến đòn phản kích của bên Hậu, lợi bất cập hại. Vì thế ở nước thứ 4, bên Tiên phần lớn đi C3.1, C7.1 hoặc M8.9, M8.7. Đó là điểm cực kỳ tinh tế trong bố cuộc, không thể không xem xét cho kỹ. 
4. C3.1 C3.1 
5. M8.9 C1.1
 
Ở nước này, nếu bên Tiên không lên mã biên cũng có thể M8.7, P8.4, P8-7, mỗi trận có điểm đặc biệt riêng. Bên Hậu nếu như không đẩy chốt biên cũng có thể lên T3.5 hoặc T7.5 
6. P8-7 M3.2 
Đến đây hình thành trận Ngũ Thất Pháo đối Bình Phong Mã cùng tiến chốt 3 điển hình. Nước này, bên Tiên cũng có thể đánh P8.4 rồi tùy theo thế trận mà P8-7 hoặc bình 3. Còn ngũ thất pháo lại mang công dụng khác, thông qua việc kềm chế mã lộ 3 có được khả năng khống chế toàn quân của bên Hậu. Tiếp theo nếu đi ...X1-2 tất sẽ bị X9-8 P2.4, X2.6 bên Hậu rơi vào thế khó đi. Giờ bên Hậu nhảy mã ngoài, vừa có thể né được sự kềm chế của pháo bên Tiên, vừa thuận thế phong tỏa xe cánh trái của bên Tiên, một nước hai tác dụng. 
7. X9.1 
Khởi động xe cánh trái, phù hợp với nguyên lý khai cuộc là triển khai quân đều hai cánh. Nếu đổi thành M3.4 tất ...T3.5, M4.5 P8-9, X2.9 M7/8, M5/7 S4.5 bên Tiên tuy hơn chốt nhưng xe cánh trái ra chậm, nước tiên khó giữ được. 
... C1.1 
Ngoài ra còn có ...T7.5 và T3.5, hoặc cũng có thể ... M2.1,P7.3 sau đó bên Hậu có thể ... C1.1 hoặc ... X1.3 đều trong kỳ phổ. 
8. C9.1 X1.5 
9. X2.4 T7.5 
10. X9-4 S6.5 
11. P7/1
 
Thời kỳ đầu, bên Tiên phần lớn đi X4.5 tăng thêm áp lực cho bên Hậu, nhưng bên Hậu lại có thể thông qua ...M2.1 bắt Pháo giành tiên, lợi dụng sự linh hoạt của pháo cánh phải bay lên kềm chế. Cũng vì lẽ đó, bên Tiên phải kiếm đường khác, cánh phải tạm thời án binh bất động, đem con pháo đang rảnh điều đến trận địa có lợi hơn, một mặt có thể né được ...M2.1 phản tiên, một mặt có thể tìm đường chuyển sang cánh phải, bố trí thành trận công thủ vẹn toàn, lại có sự kềm chế nhất định đối với Xa lộ 1 của bên Hậu, phải nói là một nước có vô số tác dụng. Binh pháp có nói "Xuất quân đánh trước chẳng bằng hậu phát chế nhân, ra tay sau lại được trước" phải chăng là ám chỉ tình huống này? 
... P8-9 
Ngoài ra còn có thể ...X1-4, tiếp theo X4.3 X4.3, S4.5 P8.2, P5-4 bên Tiên vẫn giữ được nước tiên. 
12. X2.5 M7/8 
13. M3.4
 
Nhanh chóng phi Mã tấn công chính là nước sáng tạo của Từ Thiên Hồng dùng đánh bại Bốc Phong Ba trong giải đồng đội năm 1992. Ngoài ra còn có T3.1, gần đây còn có người đi nước quái dị C7.1 đột xuất kỳ binh, tiếp theo ...X1-3, P5.4 P2-3, P5/2 X3.2, X4-2 M8.6, T3.5 bên Tiên chiếm ưu (có thể tham khảo thêm trận Lữ Khâm tiên thắng Hồ Bắc Lý Tuyết Tùng trong giải 48 cao thủ "Thiếu Lâm Khí Xa Bôi" (cúp xe hơi Thiếu Lâm) tháng 1/1999 
... M8.7 
Bay mã giữ tốt giữa, không có gì để dị nghị. Theo trình độ nghiên cứu bố cục ngày càng sâu, về sau còn xuất hiện ...M2/3 đối phó, quay đầu là bờ, ý cảnh thâm sâu, tiếp theo phục nước ...P2.6 hoặc ...P2.4 quấy rối đối phương, bên Hậu có thể chống đỡ được. 
14. X4.2 P9/2 
Tạm thời né đi mũi tấn công sắc bén M4.3, nước bình tĩnh chờ đợi. Tôn Tử Binh Pháp có nói "Thủ tắc bất túc, công tắc hữu dư " (chú giải bên dưới) chính là chỉ nước này. Nếu như đi nhầm ...P9.4, M4.6 thế của bên Tiên được khuếch đại. 
15. T3.1 
Ở bên trên đề cập đến trận Từ Thiên Hồng và Bốc Phong Ba, Từ chọn nước M4.5, tiếp theo ... X1-7, T3.1 X7-8, M5/4 bên Tiên chiếm ưu. Nếu như bên Hậu cải thiện nước ...X1-7 thành ... M7.5, đổi mã xong mới ...M2/3 bắt pháo, có thể ứng chiến được. 
... X1-4 
16. P7-3 P9-7 
17. M4.5 M7.5 
18. P5.4 C7.1 
19. P3.4 C3.1 
20. C7.1
 
Những nước vừa rồi, bên Tiên đánh chậm tiến chắc, đã khuếch đại được nước tiên. Nhưng Lữ soái chẳng phải là tay tầm thường, tuy là thế cờ lạc hậu, nhưng vẫn không hề mất bình tĩnh chút nào, đụng chiêu nào hóa giải chiêu đó. Tình thế trước mắt, bên Hậu đã bỏ chốt lộ 7, hóa giải được mối nguy hiểm pháo giữa của bên Đỏ hăm chuyển biên tấn công, rồi lại đẩy chốt lộ 3 sang sông, muốn kềm chế thế trận của bên Tiên, nước đánh vô cùng tích cực, thể hiện rõ khả năng nhanh nhạy thiện chiến của Lữ Khâm. Ở thời điểm bước ngoặt của trận đấu, đối diện với người vừa là sư huynh, vừa là đại kình địch, sự gò bó trong lòng tôi vẫn chưa hết hoàn toàn, tiện tay diệt tốt. Cuộc diện cũng vì thế mà đơn giản đi. Về sau phân tích lại cuộc diện này, như trong hình, nếu như nhắm vào điểm yếu cánh trái trống rỗng của bên Hậu, đi P3-2 tiến hành công kích thì hình thế nói chung là khá có lợi. Tiếp theo nếu như bên Hậu đi tiếp ...X4/2 tất X4.3 tiếp theo phục nước P2.4 rồi P5-1 hung mãnh, bên Tiên chiếm ưu; còn nếu như bên Hậu đi ...C3.1, thì sẽ đi X4.2 M2/3, P2.4 P7.2, P5-2 bên Tiên hơi ưu. 
... X4-3 
21. S4.5 X3/2 
22. P5/2 M2.4
 
Kỵ binh bên Hậu thừa thế xông qua hà, quấy rối trận địa bên Tiên, khiến bên Tiên khó toàn tâm toàn ý tiến công. 
23. Tg5-4 X3-5 
24. P3-2 P7-6 
25. Tg4-5 P2-3 
26. T1/3 X5-8 
27. X4.2 P3.3
 
Khéo léo đổi pháo, bứng đi khẩu đại pháo cực kỳ uy lực này, cuộc diện dần trở nên hòa hoãn. 
28. X4-6 P3-5 
29. C5.1 M4.2 
30. P2-5 X8.3 
31. P5.1 X8-9
 
Đoạt chốt biên, lại thêm Mã hăm nhảy ngọa tào. Bên Tiên khó lòng tấn công. 
32. T7.5 X9-7 
33. C3.1 C9.1 
34. C3-2 C9.1 
35. C2.1 C9.1 
36. S5/4
 
Đánh đến đây, thời gian của tôi còn khá ít (thời hạn đầu tiên, trong vòng 90 phút phải đi được 40 nước), mà Lữ Khâm cứ ung dung đối phó khiến tôi không tìm được chỗ hở nào để tiến. Nước xuống Sĩ này khiến cuộc diện nhanh chóng thành hòa, mà thực tế không đi nước này cũng chẳng có nước nào hay để đi. Nếu như đổi thành S5.4 thì ...X7-6, tiếp theo bên Hậu đi ...X6/3 bắt đôi; còn đi C5.1 thì ...C9-8, cuộc diện trở nên khó khống chế. 
... P6.7 
37. M9/8 M2.4 
38. M8.6 M4/5 
39. X6-5 X7-4 
40. X5/1 X4.2 
41. X5-4 X4/5 
42. X4.2 P6/3 
43. S4.5 C9-8 
44. C2.1 P6-1 
45. Tg5-4 X4-5 
46. X4-5 P1/2 
47. C2.1 P1/1 
48. X5-1 T5/7
 
Chốt bên Tiên bị dí đến hàng cuối, không có cơ hội quấy rối. Trên thực tế, đơn Pháo Sĩ Tượng toàn đấu Xe Chốt trên cao là cuộc cờ hòa kinh điển.

ND: Ở đây chú giải câu trong Tôn Tử Binh Pháp, "Thủ tắc bất túc, công tắc hữu dư". Trong "Đường Lý vấn đối", Lý Tĩnh có nói: Các vị tướng công hay thủ ở thời trước đều rất nhiều. Ai cũng nói: "Thủ tắc bất túc, công tắc hữu dư" tức "Không đủ thì thủ, có dư thì tấn công. Nhưng chưa chắc không đủ là yếu mà có dư là mạnh. Thần thấy Tôn Tử còn nói: "Bất khả thắng dã, thủ dã; khả thắng dã, công dã" hàm ý "Thấy không thể đánh thắng thì thủ vậy, nếu có thể thắng thì mới tấn công". Tức là nếu thấy không thể đánh thắng địch, tức không đủ thì mình tự phòng thủ, còn như có thể đánh thắng được địch tức có dư thì mới tấn công. Vì thế nên tấn công hay phòng thủ không liên quan đến yếu hay là mạnh. Người đời sau không hiểu nghĩa, lúc nên công thì đi thủ lúc phải thủ lại đi công. Chuyện công thủ vốn đã khác nhau, sao cứ cố dùng hoài một cái."

Ý kiến bạn đọc (0)

Những ván cờ chơi cùng ngày
Những ván cờ đăng cùng ngày
Những ván cờ tại Cúp Ngũ Dương lần thứ 14
Những ván cờ Hứa Ngân Xuyên đã chơi
Những ván cờ Lữ Khâm đã chơi
Những ván cờ Bùi Văn Hiếu đã đăng
Untitled Document